[tintuc]
Quy trình đắp phục hồi con lăn bàn nghiền máy nghiền đứng (Loesche, Fuller, Pfeifer, Polysius… )
Mòn là vấn đề tự nhiên của quá trình nghiền các nguyên liệu cứng và mà sát cao. Dưới áp lực nghiền cao, các hạt liệu có mà cứng (có tính chất bào mòn cao) bị ép lại với một khe vừa đủ để các hạt bị nghiền nhỏ lại. Trong hầu hết các trường hợp, lực này được thực hiện bởi 2 bề mặt kìm loại với hạt liệu ở ở giữa, trong một số trường hợp hạt liệu nằm dưới tác động của 3 bề mặt. 2 Chi tiết (bề mặt) bề mặt kim loại ép làm vỡ nguyên liệu nằm ở giữa nó thành các hạt có kích thước nhỏ hơn, hình dạng của các hạt liệu sẽ được hình thành trên cơ sở phương của lực và biên dạng của bề mặt ép. Song song với quá trình đó, bề mặt kim loại (dù đã được làm từ vật liệu hợp kim cứng) cũng sẽ bị các hạt liệu cắt dần các phần tử của nó.
Tiêu chuẩn ASTM G-65 đo lường khả năng chịu mòn của bề mặt kim bằng đĩa đá mài. Tuy nhiên, đặc tính và điều kiện của tác nhân gây mòn không hoàn giống như tác nhân gây mòn thực tế. Do đó, tiêu chuẩn chỉ có tính chất tham khảo để đánh giá chất lượng của lớp hàn đắp và hợp kim trong dây hàn được sử dụng. Giá trị mà tiêu chuẩn đưa ra không hoàn toàn đánh giá được tuổi thọ của lớp hàn đắp trong thực tế.
Tuy nhiên một số trường vật liệu mềm và dẻo dai hơn lại có tuổi tho lâu hơn các vật liệu cứng trong các ứng dụng nghiền. Các hợp kim này bao gồm: austenitic manganese, martensitic, và vài carbide (các-bít) khác (thường là các-bit nhỏ hơn, như: Các-bít Titan). Trong các điều kiện mà rất ít sự va đập (impact) thì các vật liệu có tỷ lệ cac-bít c-rôm (high-Chrome Carbide) hoặc / và Tổ hợp các bít (complex carbide) là lựa chọn tối ưu.
1. Chuẩn bị cho việc đắp bù (buildup) và đắp cứng (hardfacing):
Thông thường, trong quy trình hàn đắp con lăn bàn nghiền, bề mặt của các con lằn & bàn nghiền rất cứng và khó để gia công được. Do đó, Thổi điện cực các bon là phương án tối ưu có thể được sử dụng nhằm loại lớp hàn đắp cũ (nếu có) trên bề mặt con lăn & tấm lót bàn nghiền. Phương án thổi carbon cũng phân tách, tối thiểu được vùng ảnh hưởng hiệt của lớp hàn đắp mà vẫn vẫn giữa được lớp hàn đắp còn tốt trên bề mặt. Ưu điểm của quá trình thổi carbon & mài bề mặt là tạo ra được bê nhẵn, kiểm soát được bề rộng của đường hàn (thổi) nhằm tạo ra lớp hàn đắp tốt nhất. Con lăn & tấm lót bàn nghiền máy nghiền được có thể được thực hiện ngay khi còn bên trong máy nghiền hoặc thảo rời ra khỏi vị trí làm việc và chuyển về xưởng sản xuất của nhà cung cấp. Trong trường hợp thực hiện công việc hàn đắp con lăn bàn nghiền tại nhà xưởng của nhà cung cấp, con lăn sẽ được thực hiện trên bàn quay con lăn để quay vào điều kiện tốc độ quay. Việc lắp đặt cần phải đảm bảo quá trình định tâm con lăn và kiểm soát chặt chẽ trong quá trình hàn đắp nhằm đảm bảo biên dang của con lăn. Đối với bàn nghiền. Sẽ có một hệ thống được thiết kế chuyên biệt để mỏ hàn quay theo chu vi của các miếng lót. Phương pháp kiểm tra thẩm thấu (PT) cần được thực hiện để phát hiện các khuyết tật trước khi bắt đầu hàn.
2. Kiểm tra thẩm thấu PT
Việc kiểm tra không phá huỷ bằng vật liệu thẩm thấu (Penetrant Test) là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình thực hiện công việc hàn đắp con lăn và tấm lót bàn nghiền. PT thông thường chỉ tác dụng trên các bề mặt nhẵn (như bề mặt đúc). Do đó, bề mặt cần phải được mài nhẵn, về sinh trước khi thực hiện. PT là phương pháp kiểm tra để phát hiện ra sự không liên tục của bề mặt, các vết nứt. PT đặc biệt tác dụng trên các loại vật liệu có hợp kim Austenite. Bởi vì các loại vật liệu này không thể thực hiện được phương pháp kiểm tra từ tính có tính từ. ASTM E 165 là bộ tiêu chuẩn quy định về phương pháp kiểm tra này.
3. Gia nhiệt nhẹ
Thông thường, vật liệu gang đúc với 19.25% chromium không hiêu cầu gia nhiệt. Nhưng trong một số trường (đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá thấp) gia nhiệt qua nhằm thu hẹp độ lêch lệch nhiệt độ và loại bỏ độ ẩm có thể được sử dụng. Nhiệt độ gia nhiệt có thể tối đa là 65 độ C. Trong quá trình thực hiện, nhiệt độ giữa các đường hàn không vượt quá 150 độ với thép đúc và 100 độ C với gang đúc. Không gia nhiệt khi thực hiện hàn bù kích thước và hàn dây hàn tổ hợp các-bit.
Thành phần hoá học của vật liệu cơ bản và vật liệu hàn đắp là một yếu tố quan trọng để xác định yêu cầu gia nhiệt & nhiệt độ kiểm soát giữa các đường đường hàn. Trong trường hợp hàn đắp thông thường vật liệu là hợp kim Martensitic. Các loại vật liệu hàn cho hàn đắp (cụ thể là hợp kim cac-bit chromium cao và thép chromium cao sẽ không nằm trong chủng loại vật liệu kể trên bởi độ cứng bề mặt lớp đặt đượ hình thành bởi các tổ chức tế vi rất cứng trong một mạng tinh thể mềm dẻo và nó không phụ thuộc vào quá trình tôi. Hợp kim Martensitic hình độ cứng bề mặt và khả năng chống mòn thông qua quá trình tôi ở nhiệt độ cao hoặc độ chênh lệch lớn giữa các đường hờn. Đây là yếu tố qua trọng trong việc hiểu và xác định yêu cầu gia nhiệt và kiểm soát nhiệt trong khi hàn.
Duy trình nhiệt độ trong suốt quá trình hàn đắp con lăn bàn nghiền là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của lợp hàn đắp. Trong trường hợp nhiệt độ của lớp hàn đắp bị đi xuống ngưỡng nhiệt độ chênh lệch giữa các đường hàn (interpass) trước khi công việc hàn đắp kết thúc, quá trình biến cứng bắt đầu diễn ra sự gia tăng về thể tích của các hạt tổ chức tế vi, mức độ phụ thuộc việc nhiệt độ bị xuống xa bao nhiêu so với interpass. Tại sao lại vậy? Thực chất chúng ta không muốn bề mặt của lớp hàn đắp bị biến cứng trước khi hàn lớp hàn tiếp theo lên nó. Khi ta hàn lớp hàn tiếp theo lên bề mặt đã bị biến cứng, nhiệt độ của đường hàn bổ sung đó sẽ làm mềm lớp vật liệu đã bị biến cứng. Lớp hàn sau cùng sẽ cứng theo thiết kế, nhưng các lớp hàn phía dưới sẽ bị mềm và không vững chắc. Điều này rất dễ tạo tạo các vấn đề như bong vỡ sau khi chạy máy. Do đó, việc duy trì nhiệt độ của lớp hàn dắp trong khoảng nhiệt độ interpass và làm nguội trong điều kiện nhiệt độ thuông thường là một việc vô cùng quan trọng để tạo ra lớp một sản phẩm hàn đắp thống nhất, cứng vững và đạt độ cứng theo chiều dày theo thiết kế.
Hàn Phục Hồi (Đắp bù hiên dạng và Hàn đắp cứng)
Việc hàn đắp bù biên dạng (build-up) và hàn đắp cứng (hardfacing) dựa trên điều điều kiện của thiết bị và hình thức thực hiện (tại xưởng dịch vụ hoặc bên trong máy nghiền). Việc lựa chọn loại vật liệu hàn nào cho từng lớp hàn (lớp hàn đắp bù biên dạng và lớp hàn đắp cứng) dựa theo đặc tính của vật liệu cơ bản (còn lăn, tấm lót bàn nghiền) và mức độ yêu cầu của lớp đắp sau khi hàn.
- Lớp hàn lót (buffer layers)
- Lớp hàn đắp bù biên dạng (Buildup layers)
- Lớp hàn đắp cứng (hardfacing layers)
Trong trường hợp vật liệu cơ bản của con lăn và tấm lót bàn nghiền là vật liệu gang hợp kim Chromium cao hoặc Ni-Hard IV thì vật liệu hàn cho cả 2 lớp hàn là giống nhau. Có thể sử dụng dây hàn carbide chromium cao (Ví dụ: Hardcored 101), hoặc tổ hợp carbide (ví dụ: Hardcored 103).
Trong trường hợp vật liệu cơ bản làm từ thép đúc thông thường, thì việc cần bổ sung lớp hàn lót để tạo sự kết nối giữa vạt liệu cơ bản và lớp hàn đắp là cần thiết. Các vật liệu có thể sử dụng là dây hàn ER 309 hoặc ER 307.
Lưu ý: Trong các trường hợp thì tổng chiều dầy của lớp hàn đắp không nên vượt quá 65mm.